Trong xu hướng lên, chúng ta có thể mua khi thị trường thoái lui tại
những mức ủng hộ (support) của Fibonacci thoái lui (Fibonacci
retracement). Các mức này được vẽ từ điểm thấp nhất tới một điểm cao
nhất trong xu hướng tăng lên trước đó. Các mức thoái lui sẽ xuất hiện và
cho bạn biết rõ tỉ lệ của từng mức. Chúng ta hãy xem 1 ví dụ cụ thể khi
thị trường đang trong xu hướng đi lên.
Bây giờ chúng ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra . Tỉ giá lùi ngược lại, qua khỏi mức 0.236 và tiếp tục qua mức 0.382 nhưng không có nến nào đóng cửa dưới mức 0.382. Sau đó, thị trường tiếp tục đi lên. Có thể thấy rõ ràng là BUY tại mức 0.382 là một quyết định vào lệnh tốt.
Bây giờ chúng ta xem nếu thị trường đang trong xu hướng xuống thì chúng ta có thể sử dụng Fibonacci Thoái lui như thế nào. Hình minh họa là biểu đồ H1 (1 giờ) của cặp tiền EUR/USD. Như bạn thấy, đỉnh giá cao nhất tại 1.3278 vào ngày 02/28/05 và đáy thấp nhất giá 1.3169. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm có 1.3236 (0.618), 1.3224 (0.500). 1.3211 (0.382), và 1.3195 (0.236). Nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá lui về các mức fibonacci và vào lệnh SELL , họ mong đợi giá sẽ tiếp tục xuống sau khi chạm vào các mức kháng cự này.
Bây giờ hãy xem giá đi về đâu nhé. Quả là một ngày tươi đẹp. Tỉ giá dường như đã phục hồi nhưng chỉ chớm mức 0.500 và nến đóng cửa dưới mức cản 0.500 này. Ở nến tiếp theo, bạn có thể thấy xu hướng xuống được tiếp diễn. Bạn cũng có thể SELL thêm tại mức 0.382
Sau đây là 1 ví dụ khác. Hình minh họa sử dụng biểu đồ H1 GBP/USD. Chúng ta có đỉnh giá tại 1.7438 vào ngày 07/26/05 và đáy giá tại 1.7336 vào ngày tiếp theo. Các mức Fibonacci được vẽ ra là 1.7399 (0.618), 1.7387 (0.500), 1.7375 (0.382) và 1.7360 (0.236). Nhìn vào biểu đồ, dường như giá đã cố gắng phá mức 0.500 vài lần, nhưng cuối cùng không thành công. Như vậy đặt 1 lệnh SELL tại mức 0.500 liệu có phải là một quyết định đúng ?
Nếu bạn vào lệnh SELL tại đây, bạn đã bị lỗ !. Nhìn xem chuyện gì đã xảy ra. Giá thấp nhất lúc nãy dường như là đáy của xu hướng xuống vừa rồi và sau đó thị trường đã phục hồi , đi lên vượt trên cả mức giá đỉnh cao cũ.
Qua những ví dụ trên, có thể thấy khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, Fibonacci Thoái lui sẽ cho chúng ta biết những mức ủng hộ (support), cũng như khi thị trường trong xu hướng xuống, Fibonacci Thoái lui sẽ cho biết những mức kháng cự (resistance) . Và như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể tìm thấy những vị trí để đặt lệnh. Không có cách nào để biết chắc chắn trước mức Fibonacci Thoái lui nào dẽ trở thành mức ủng hộ / kháng cự. Có vẻ như mức 0.236 là một mức ủng hộ / kháng cự yếu, trong khi những mức còn lại thì trở thành mức ủng hộ / kháng cự thường xuyên hơn. Dù các biểu đồ trên cho thấy thị trường thường hay lùi về mức 0.382 thì cũng không có nghĩa là giá sẽ luôn đổi hướng mỗi khi chạm mức này. Có lúc giá chạm mức 0.500 rồi đổi chiều, cũng có khi chạm mức 0.618 rồi mới đổi chiều. Và cũng rất đáng tiếc là có những trường hợp giá hoàn toàn bỏ qua những gì mà Fibonacci Thoái lui tính toán. Hãy luôn nhớ rằng, thị trường không phải lúc nào cũng chạm mức Fibonacci thoái lui sau đó quay lại xu hướng cũ.
Mọi người đọc thêm Fibonacci mở rộng để hiểu rõ hơn về Fibonacci trong phân tích kỹ thuật nhé.
Đây
là chart H1 của cặp tiền USD/JPY. Chúng ta vẽ mức Fibonacci Thoái lui
bằng cách click từ điểm giá thấp nhất 110.78 vào ngày 07/12/05 và kéo
đến đỉnh giá cao nhất tại 112.27 ngày 07/13/05. Sau đó chúng ta sẽ thấy
các mức Fibonacci sẽ được tính toán và vẽ ra. Các mức Fibonacci Thoái
lui gồm 111.92 (0.236), 111.70 (0.382), 111.52 (0.500) và 111.35
(0.618).
Bây
giờ chúng ta sẽ mong muốn tỉ giá USD/JPY sẽ thoái lui chạm 1 trong các
mức hỗ trợ , và nhà đầu tư sẽ có thể đặt lệnh BUY tại những mức cản này
để chờ giá sau khi chạm mức hỗ trợ sẽ tiếp tục đi lên.
Bây giờ chúng ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra . Tỉ giá lùi ngược lại, qua khỏi mức 0.236 và tiếp tục qua mức 0.382 nhưng không có nến nào đóng cửa dưới mức 0.382. Sau đó, thị trường tiếp tục đi lên. Có thể thấy rõ ràng là BUY tại mức 0.382 là một quyết định vào lệnh tốt.
Bây giờ chúng ta xem nếu thị trường đang trong xu hướng xuống thì chúng ta có thể sử dụng Fibonacci Thoái lui như thế nào. Hình minh họa là biểu đồ H1 (1 giờ) của cặp tiền EUR/USD. Như bạn thấy, đỉnh giá cao nhất tại 1.3278 vào ngày 02/28/05 và đáy thấp nhất giá 1.3169. Các mức Fibonacci Thoái lui gồm có 1.3236 (0.618), 1.3224 (0.500). 1.3211 (0.382), và 1.3195 (0.236). Nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá lui về các mức fibonacci và vào lệnh SELL , họ mong đợi giá sẽ tiếp tục xuống sau khi chạm vào các mức kháng cự này.
Bây giờ hãy xem giá đi về đâu nhé. Quả là một ngày tươi đẹp. Tỉ giá dường như đã phục hồi nhưng chỉ chớm mức 0.500 và nến đóng cửa dưới mức cản 0.500 này. Ở nến tiếp theo, bạn có thể thấy xu hướng xuống được tiếp diễn. Bạn cũng có thể SELL thêm tại mức 0.382
Sau đây là 1 ví dụ khác. Hình minh họa sử dụng biểu đồ H1 GBP/USD. Chúng ta có đỉnh giá tại 1.7438 vào ngày 07/26/05 và đáy giá tại 1.7336 vào ngày tiếp theo. Các mức Fibonacci được vẽ ra là 1.7399 (0.618), 1.7387 (0.500), 1.7375 (0.382) và 1.7360 (0.236). Nhìn vào biểu đồ, dường như giá đã cố gắng phá mức 0.500 vài lần, nhưng cuối cùng không thành công. Như vậy đặt 1 lệnh SELL tại mức 0.500 liệu có phải là một quyết định đúng ?
Nếu bạn vào lệnh SELL tại đây, bạn đã bị lỗ !. Nhìn xem chuyện gì đã xảy ra. Giá thấp nhất lúc nãy dường như là đáy của xu hướng xuống vừa rồi và sau đó thị trường đã phục hồi , đi lên vượt trên cả mức giá đỉnh cao cũ.
Qua những ví dụ trên, có thể thấy khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, Fibonacci Thoái lui sẽ cho chúng ta biết những mức ủng hộ (support), cũng như khi thị trường trong xu hướng xuống, Fibonacci Thoái lui sẽ cho biết những mức kháng cự (resistance) . Và như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể tìm thấy những vị trí để đặt lệnh. Không có cách nào để biết chắc chắn trước mức Fibonacci Thoái lui nào dẽ trở thành mức ủng hộ / kháng cự. Có vẻ như mức 0.236 là một mức ủng hộ / kháng cự yếu, trong khi những mức còn lại thì trở thành mức ủng hộ / kháng cự thường xuyên hơn. Dù các biểu đồ trên cho thấy thị trường thường hay lùi về mức 0.382 thì cũng không có nghĩa là giá sẽ luôn đổi hướng mỗi khi chạm mức này. Có lúc giá chạm mức 0.500 rồi đổi chiều, cũng có khi chạm mức 0.618 rồi mới đổi chiều. Và cũng rất đáng tiếc là có những trường hợp giá hoàn toàn bỏ qua những gì mà Fibonacci Thoái lui tính toán. Hãy luôn nhớ rằng, thị trường không phải lúc nào cũng chạm mức Fibonacci thoái lui sau đó quay lại xu hướng cũ.
Việc đặt Stop loss cũng là cả 1 vấn đề. Dường như vị trí tốt để đặt Stop loss là dưới điểm thấp của Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi lên và đặt trên điếm cao của
Fibonacci Thoái lui trong xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, bạn cũng cần
hiểu rõ nếu bạn chấp nhận có thể lỗ một khoảng như vậy thì nếu lời bạn
phải có lời bao nhiêu là xứng đáng. Người ta thường gọi tỉ lệ này là tỉ
lệ phần thưởng / rủi ro.
Mọi người đọc thêm Fibonacci mở rộng để hiểu rõ hơn về Fibonacci trong phân tích kỹ thuật nhé.
No comments:
Nếu không có tài khoản Facebook và Google thì mọi người có thể chọn comment Nặc Danh (Anonymous) nhé !!!